Bệnh lòi dom là gì? Cách chữa trị bệnh

Bệnh lòi dom là tên gọi khác theo dân gian của bệnh trĩ, khi toàn bộ niêm mạc trực tràng bị kích thích, làm cho các đám rối tĩnh mạch phồng lên và sa ra ngoài hậu môn thành các búi, gọi là búi lòi dom (sa búi trĩ).

LÒI DOM LÀ GÌ?

Bệnh lòi dom là bệnh lý phổ biến xảy ra ở khu vực đại tràng – hậu môn. Bệnh nhân mắc bệnh lòi dom thường có chướng ngại về tâm lý, xấu hổ nên khi đến khám tại Phòng khám đa khoa Thành Đô đã trong tình trạng rất muộn sau khi bệnh đã tiến triển nhiều năm. Lúc này, bệnh có thể đã tiến triển đến giai đoạn 4, xuất hiện chảy máu nhiều và các sa búi trĩ, không thể điều trị bằng thuốc và phải tiến hành phẫu thuật ngoại khoa.

Bạn có vấn đề về sức khỏe? Tư vấn miễn phí với chuyên gia!

Đối tượng hay bị bệnh lòi dom?

Lòi dom thường xảy ra ở những đối tượng có thói quen sinh hoạt xấu, những người có niêm mạc trực tràng yếu.

- Trẻ em: Trẻ nhỏ từ 1 đến 4 tuổi, đặc biệt là ở trẻ bị suy dinh dưỡng, khi tổ chức mỡ xung quanh trực tràng bị tiêu đi, niêm mạc trực tràng co giãn, dễ bị sa ra ngoài hậu môn là nguyên nhân gây bệnh trĩ.

- Bệnh cũng thường xảy ra ở những người táo bón kinh niên, người làm việc văn phòng ít đi lại, ngồi nhiều.

- Người thừa cân, người già và phụ nữ mang thai: Theo báo cáo cho thấy khoảng 20% đến 50% phụ nữ sẽ trải nghiệm bệnh lòi dom khi mang thai. Khi trọng lượng thai nhi ngày càng tăng trong cơ thể mẹ, đặt áp lực lên tất cả các cơ quan nội tạng, cùng với sự thay đổi các tiết tố làm gia tăng sự co giãn của các mô, bao gồm cả các thành tĩnh mạch. Người mẹ mang thai thường bị bệnh trĩ trong giai đoạn thứ hai của thai kì.

Biểu hiện của bệnh lòi dom?

Bệnh lòi dom có hai triệu chứng chính dễ nhận thấy xảy ra khi đi đại tiện và xuất hiện sa búi trĩ.

1. Đi đại tiện cảm thấy đau rát, không thoải mái, thường có chất nhầy chảy ra và lẫn máu (tình trạng chảy máu hậu môn).

2. Tình trạng sa búi trĩ xảy ra sau khi chảy máu hậu môn. Có thể ban đầu sa búi trĩ có thể lồi ra rồi tự tụt vào được; rồi dễ dàng tụt ra khi hắt hơi, sổ mũi; cuối cùng khối sa đó tụt ra hẳn ngoài hậu môn.

Nguyên nhân gây ra bệnh lòi dom

Lòi dom bao gồm các nguyên nhân sau:

- Thể trạng yếu, suy dinh dưỡng: Thường là trẻ nhỏ hoặc những người có cơ địa quá yếu, những người bị suy dinh dưỡng thì tổ chức mỡ xung quanh trực tràng bị tiêu đi, tổ chức dưới niêm mạc trực tràng bị lỏng lẻo khiến cho trực tràng dễ bị sa ra ngoài.

- Sự gia tăng áp lực trong ổ bụng: Táo bón phải rặn quá nhiều, phụ nữ phải rặn khi sinh hoặc bệnh nhân bị kiết lỵ lâu ngày. Tất cả những yếu tố này đều khiên bệnh nhân gia tăng áp lực trong ổ bụng.

- Bệnh trĩ ở giai đoạn biến chứng: Viêm búi trĩ hoặc hoại tử búi trĩ… là những biến chứng có thể xảy ra khi bệnh trĩ ở giai đoạn cuối.

Lòi dom có nguy hiểm không? Lòi dom có hậu quả, biến chứng gì?

Nhìn chung lòi dom là một bệnh lành tính, ít có biến chứng nặng nề, nhưng gây đau đớn phiền hà trong sinh hoạt và tạo chướng ngại về tâm lý rất lớn đối với người bệnh. Một số ít bệnh nhân bị bệnh lòi dom có xuất hiện tác động bị tắc nghẽn búi lòi dom, ảnh hưởng đến co thắt hậu môn, có thể gây ra nhiễm trùng máu ở người.

Ngày nay, với phương pháp và công nghệ khoa học kĩ thuật hiện đại, lòi dom hoàn toàn có thể chữa được và chữa trị triệt để. Nếu những người mắc bệnh lòi dom ở mức độ nhẹ, hoàn toàn có thể điều trị bằng thuốc uống hay thuốc bôi theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp nặng hơn có thể phải tiến hành giải phẫu (HCPT hay PPH) tùy thuộc vào phương pháp giải phẫu được áp dụng cho từng bệnh nhân mà có thể được thực hiện. Phẫu thuật hiện đại hoàn toàn không đau, ít gây tổn thương, ít chảy máu và nhanh hồi phục.

Xem thêm:

Cách trị bệnh trĩ ngoại

Chi phí điều trị bệnh trĩ

Cách chữa bệnh trĩ nhẹ

0コメント

  • 1000 / 1000